Tại đây, Người đã lựa chọn những người yêu nước có chí lớn tổ chức nhiều lớp huấn luyện, đào tạo để truyền bá lý luận, đường lối và phương pháp hoạt động cách mạng cho họ. Nội dung, chương trình huấn luyện ở các lớp học này nhằm giải quyết vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. Qua học tập, người học được tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, những bài học lịch sử của cách mạng thế giới, hiểu rõ mâu thuẫn xã hội, tính chất và mục đích cách mạng, giai cấp lãnh đạo, phương pháp và bước đi của cách mạng Việt Nam.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cách mạng được triển khai dưới nhiều hình thức, nội dung ngày càng đi vào chiều sâu; hệ thống trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng cũng được ra đời trong điều kiện ấy. Hội nghị Trung ương 8 tháng 5-1941 chỉ rõ: "Việc đào tạo cán bộ nay đã trở thành một công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ, một phút. Tất cả các cấp chỉ huy của Đảng phải đặc biệt chú ý công tác này". Không chỉ mở lớp huấn luyện chính trị mà còn phải mở lớp huấn luyện quân sự. Hội nghị toàn quốc của Đảng (15-8-1945) quyết định "Trung ương phải đặc biệt mở lớp huấn luyện cán bộ, cán bộ bắt buộc chịu huấn luyện theo chương trình phổ thông của Đảng".
Đến nay, sau 75 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và huấn thị với cán bộ, học viên (9-1949), ngôi trường của Trung ương Đảng đã không ngừng trưởng thành cùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của toàn dân tộc Việt Nam./
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: 135 Nguyễn Phong Sắc - Nghĩa Tân –
- Cầu Giấy – Hà Nội
Giấy phép xuất bản số: 99/GP-TTDT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/09/2008
Tổng biên tập: PGS, TS. Dương Trung Ý
Email:
Điện thoại:
Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (www.hcma.vn)" khi phát hành lại thông tin từ Website này