Thực tiễn kháng chiến kiến quốc đặt ra yêu cầu cấp bách về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến. Thực trạng công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ của Đảng cũng đòi hỏi phải tăng cường nhiệm vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cán bộ cách mạng của Đảng. Những vấn đề đặt ra trực tiếp từ công tác đào tạo cán bộ được Trung ương Đảng bàn thảo trong nhiều cuộc họp và đi đến quyết định tai Hội nghị cán bộ Trung ương tháng 1-1949: Trường Đảng do Trung ương mở chính thức trở thành Trường Đảng Trung ương, là trường huấn luyện cán bộ thường xuyên của Đảng, mang tên Nguyễn Ái Quốc.
Hình ảnh di tích trường Đảng Nguyễn Ái Quốc tại làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Tháng 1/1949, Hội nghị cán bộ Trung ương 6 diễn ra tại chiến khu Việt Bắc. Báo cáo “Tích cực cầm cự và chuẩn bị Tổng phản công” do đồng chí Truờng Chinh trình bày tại Hội nghị chỉ rõ: “phải ra sức đào tạo cán bộ về mọi ngành, đế có đủ người gánh vác công việc ngày một nhiều, một nặng…”1.
Phân tích tình hình công tác cán bộ, báo cáo nêu rõ: “Đảng ta hiện đang phát triển rất mạnh. Thành phần Đảng trở nên phức tạp, mà nhiều đảng viên mới chưa được giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin... Việc học tập chủ nghĩa cộng sản, nghiên cứu lý luận Mác-Lênin trong Đảng phải là một việc hàng ngày của mỗi đồng chí chúng ta. Đảng phải giúp cho các đồng chí đủ điều kiện học tập lý luận và chủ nghĩa, cũng như nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng... Trung ương cũng như các khu cần mở trường huấn luyện thường trực, thống nhất chương trình huấn luyện các cấp và kiện toàn các ban tuyên huấn các cấp”2.
Hội nghị ban hành Nghị quyết, chỉ rõ: “Các trường Đảng mở luôn, liên tiếp, phân công rành mạch giữa trường Trung ương, khu và tỉnh”3. Từ đây, Trường Đảng do Trung ương mở trở thành Trường Đảng Trung ương, huấn luyện cán bộ thường xuyên, mang tên Nguyền Ái Quốc.
Tháng 9/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với học viên khóa II và ghi vào Sổ vàng của Trường. Sự kiện này đặt dấu mốc truyền thống vẻ vang của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Xác định rõ tầm quan trọng của Trường, theo sự phân công của Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trục tiếp lãnh đạo công tác tuyên huấn, đồng thời phụ trách Trường. Đồng chí Lê Văn Lương, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng ban Tồ chức Trung ương, là Giám đốc đầu tiên của Trường.
Từ năm 1949 đến năm 1951, các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Lê Tất Đắc, Hà Huy Giáp là Phó Giám đốc của Trường. Từ năm 1951 đến khi cuộc kháng chiến, kiến quốc thắng lợi, các đồng chí Nguyễn Chương, Lê Mạnh Trinh, Trần Quỳnh là Phó Giám đốc.
Trong hoàn cảnh kháng chiến, Trường được xây dựng giữa vùng rừng núi thuộc căn cứ địa Việt Bắc. Địa điểm chính thức xây dựng trường là ở xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nơi ăn, ở của học viên, lớp học, hội trường đều làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Đe giữ gìn bí mật, phòng địch ném bom bắn phá, nhảy dù “chụp” bắt cán bộ, địa điểm của Trường luôn được ngụy trang và di chuyển. Cán bộ, nhân viên và học viên nhà trường đã khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, nhiều lần tự xây dựng cơ sở của Trường. Đẻ bảo đảm an toàn, tháng 8-1950, Trường chuyển lên xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Tiếp đó, Trường còn chuyển địa điểm nhiều lần ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Quán triệt tinh thần học tập phục vụ thiết thực cuộc kháng chiến, nội dung giáo dục của Trường chủ yếu là những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng và những vấn đề lý luận gắn liền với công tác kháng chiến nhằm đưa kháng chiến đến thắng lợi.
Trong thời gian đầu mới thành lập, nhiệm vụ trọng tâm của Trường là vừa lựa chọn cán bộ khung của nhà trường, đồng thời mở các lóp bồi dưỡng về lý luận, chủ trương, đường lối cúa Đảng và chính sách của Chính phủ cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới, trực tiếp là sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Mục tiêu, nhiệm vụ của Trường được chỉ rõ trong Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi người đến thăm trường: Đối với công tác đào tạo, bồi dường cán bộ cho Đảng, cho cách mạng, phải làm cho người học nhận thức rõ mục đích học tập, rèn luyện ở nhà trường, phấn đấu phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì lợi ích cua nhân dân, và vì sự phát triển của nhân loại. Nhà trường không chỉ đào tạo, trang bị về kiến thức, về lý luận cách mạng mà phải đặc biệt chú ý rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Sự thành công của Trường trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ được đánh dấu bằng sự nhận thức và kết quả hoạt động thực tiễn, sự tu dưỡng đạo đức của học viên trong kháng chiến.
Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc hình thành với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ thường xuyên là cột mốc quan trọng đặc biệt của lịch sử Học viện, cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước phát triển mới trong công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng. Nhà trường được mang tên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, người mở đầu sự nghiệp đào tạo cán bộ lý luận chính trị cho Đảng, người đào tạo những lớp cán bộ nòng cốt đầu tiên, những người con ưu tú nhất của dân tộc, những cán bộ xuất sắc nhất của cách mạng Việt Nam. Đây là vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn đối với đội ngũ cán bộ, học viên nhà trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
----------
1,2,3. Sđd, T.10, tr.64, 66, 21.
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: 135 Nguyễn Phong Sắc - Nghĩa Tân –
- Cầu Giấy – Hà Nội
Giấy phép xuất bản số: 99/GP-TTDT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/09/2008
Tổng biên tập: PGS, TS. Dương Trung Ý
Email:
Điện thoại:
Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (www.hcma.vn)" khi phát hành lại thông tin từ Website này