Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh ủy, thành ủy, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị ở cơ sở. Hướng đến kỷ niệm 70 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, những thành tựu trong công tác của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng là một phần thành tựu không nhỏ, góp vào thành tựu chung trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Đảng và Nhà nước của Học viện.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh ủy, thành ủy, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị ở cơ sở. Hướng đến kỷ niệm 70 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, những thành tựu trong công tác của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng là một phần thành tựu không nhỏ, góp vào thành tựu chung trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Đảng và Nhà nước của Học viện.
GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác trường chính trị năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019
1. Kết quả mở lớp và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
Từ 2014 đến 2018, các trường chính trị đã đào tạo, bồi dưỡng 15.461 lớp với 1.496.351 lượt học viên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao năng lực tư duy lý luận, khả năng tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương, cơ sở đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Bên cạnh đó, việc duy trì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các nước bạn, hợp tác quốc tế đã và đang được các trường chính trị tiếp tục duy trì và thực hiện tốt như Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị, Trường Chính trị Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh, Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, xuất bản tạp chí, bản tin, website
Từ 2014 đến 2018, cán bộ, giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ, ngành đã có 1.269 sáng kiến kinh nghiệm; triển khai nghiên cứu và được nghiệm thu 1.180 đề tài khoa học các cấp. Trong đó có 111 đề tài khoa học cấp tỉnh, 31 đề tài cấp bộ, và đặc biệt là từ năm 2015 trở lại đây, các trường chính trị đã được giao nghiên cứu 05 đề tài cấp Nhà nước. Đây là những bước tiến bộ đáng kể của các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ, ngành trong quá trình công tác.
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” năm 2018 tại Trường Chính trị tỉnh Bình Phước
Các trường chính trị, trường bộ ngành đã tổ chức được 695 cuộc tọa đàm khoa học; 1.542 hội thảo khoa học, trong đó đáng chú ý là có 08 hội thảo khoa học cấp Bộ, 05 hội thảo khoa học cấp quốc gia.
Trong 5 năm vừa qua, các trường chính trị đã xuất bản 337 số tạp chí, nội san, bản tin, thông tin nội bộ, có hơn 1.465 bài viết trên báo Trung ương và địa phương. Các trường bộ, ngành xuất bản được tổng số 40 số tạp chí, nội san, bản tin, thông tin nội bộ, có 105 bài viết trên báo Trung ương và địa phương. Số lượng tạp chí, bản tin, nội san cũng như số bài viết khoa học được công bố tăng đều qua các năm.
Đến năm 2018, hầu hết các trường chính trị xuất bản bản tin, nội san; 57 trường có trang thông tin điện tử (website).
3.Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên được thực hiện thông qua các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học tích cực do các trường chính trị chủ động mở hoặc phối hợp với Học viện mở tại cơ sở, kết hợp với đi nghiên cứu thực tế tại địa phương hoặc nước ngoài. 100% các trường đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến phản hồi từ người học để làm một trong những căn cứ đánh giá chất lượng giảng viên; xây dựng Đề án và tổ chức đưa giảng viên đi thực tế có kỳ hạn tại cơ sở, có đánh giá, kiểm tra. Công tác thao giảng cấp khoa, cấp trường tiếp tục được quan tâm thực hiện theo hướng đổi mới bằng cách thức giảng trực tiếp tại các lớp học. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý khoa, phòng trong việc hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên trẻ với nhiều hình thức như thao giảng, dự giờ, hoạt động câu lạc bộ giảng viên trẻ.
Đoàn cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường chính trị tỉnh, thành phố nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm tại Nhật Bản năm 2018
4. Công tác thanh tra, kiểm tra; công tác thi đua, khen thưởng
Hầu hết các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiện toàn đội ngũ thanh tra, thành lập các đoàn thanh tra, tổ thanh tra với các hình thức thanh tra định kỳ, đột xuất, thanh tra theo chuyên đề. Nội dung thanh tra được tập trung vào việc xây dựng kế hoạch bài giảng, soạn giáo án, ra đề kiểm tra, đề thi, đáp án; dự giờ đánh giá chất lượng bài giảng; thanh tra công tác tuyển sinh, chấm thi, thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ cho học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng; công tác quản lý học viên, nhiều trường hướng trọng tâm thanh tra vào các lớp đặt tại ngoài trường
Công tác thanh tra, kiểm tra do các trường tự tiến hành được tổ chức tốt hơn những năm trước, tập trung vào chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy đã chấm dứt hoàn toàn hiện tượng thi hộ và những biểu hiện tiêu cực đến mức phải xử lý kỷ luật
Căn cứ vào hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua hằng năm do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành, các trường, các Cụm thi đua đã tổ chức tốt lễ ký giao ước thi đua, xây dựng được chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực với mục tiêu mỗi cụm, mỗi trường ít nhất có một hoạt động mới. Các hình thức tổ chức phong trào thi đua cũng liên tục được đổi mới, đa dạng hơn các năm trước: tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học, thi đấu thể thao và giao lưu văn nghệ, hội nghị trao đổi kinh nghiệm liên cụm, hội nghị sơ kết, tổng kết, suy tôn các đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhiều cách làm mới, gắn hoạt động chuyên môn với đi nghiên cứu thực tế với giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Nguồn: Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cập nhật đến năm 2019
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: 135 Nguyễn Phong Sắc - Nghĩa Tân –
- Cầu Giấy – Hà Nội
Giấy phép xuất bản số: 99/GP-TTDT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/09/2008
Tổng biên tập: PGS, TS. Dương Trung Ý
Email:
Điện thoại:
Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (www.hcma.vn)" khi phát hành lại thông tin từ Website này